NINH THUẬN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TRONG CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh phát biểu tại Hội nghị)
Xác định được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho CNVCLĐ, LĐLĐ tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 04b/NQ-TLĐ ngày của Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XI) về nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong CNVCLĐ trong tình hình mới; ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn Việt Nam như: Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động... qua đó giúp cho CNVCLĐ hiểu biết pháp luật để thực hiện nghiêm túc và tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Trong 10 năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Ninh Thuận về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; LĐLĐ tỉnh đã đạt các chỉ tiêu so với Nghị quyết 04b/NQ-TLĐ của Tổng Liên đoàn, cụ thể như: (1) đạt 100% cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp được phổ biến, tuyên truyền Hiến pháp, chủ trương, chỉ thị, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ thị, nghị quyết của Công đoàn (chỉ tiêu Nghị quyết 80%); (2) đạt 71,3% số công nhân lao động (CNLĐ) trong các loại hình doanh nghiệp được phổ biến pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế (chỉ tiêu Nghị quyết 70%); (3) đạt 66,8% số doanh nghiệp đã thành lập công đoàn đưa nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL cho công nhân, lao động của người sử dụng lao động vào nội dung thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp (chỉ tiêu Nghị quyết 60%). (4) đạt 16,5 % số doanh nghiệp đã thành lập công đoàn có “Tủ sách pháp luật”, trong đó có báo, tạp chí của công đoàn (chỉ tiêu Nghị quyết 50%).
(Đoàn viên công đoàn tham gia phát biểu tại Hội nghị)
Để đạt được kết quả nêu trên, LĐLĐ tỉnh đã cấp phát 61.640 tài liệu các loại như tờ gấp, tờ rơi, sổ tay, hỏi đáp pháp luật phát tận tay cho CNVCLĐ, cụ thể như: LĐLĐ tỉnh đã in 10.000 tờ rơi tuyên truyền phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; phát 2.340 bảng mica, sổ tay, tài liệu, tờ rơi tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá; 1000 tờ rơi HIV/AIDS những điều cần biết; 46.050 áp phích, tờ rơi, sổ tay và bút tuyên truyền về phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; 2.000 cuốn sách kỹ năng tổ chức hoạt động văn hóa công nhân, sách Pháp luật Việt Nam về Thương lượng tập thể trong quan hệ lao động; 250 cuốn sổ tay Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế cho công đoàn cấp trên cơ sở để có tài liệu tuyên truyền cho ĐV, NLĐ. Nhân các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, Tết Sum vầy, Tháng Công nhân, Kỷ niệm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên mạng xã hội của tổ chức công đoàn như facebook, zalo, thi trực tuyến, thi tìm hiểu, tư vấn pháp luật, đối thoại… đã thu hút hơn 298.687 lượt người tham gia, góp phần các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công đoàn đến CNVCLĐ. Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh phối hợp thực hiện hơn 130 phóng sự Tạp chí “Lao động & Công đoàn” và chuyên mục Hỏi – Đáp pháp luật phát trên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, 250 tin, bài trên Báo Ninh Thuận, Trang tin điện tử LĐLĐ tỉnh chuyển tải 199 văn bản pháp luật và đã nhận, đăng 1.815 tin, ảnh, bài tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của công đoàn liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, góp phần nâng cao nhận thức về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong tình hình mới. Để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của CNVCLĐ, LĐLĐ tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận với CNVCLĐ và tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh với công nhân lao động.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật vẫn còn một số hạn chế, nhiều nơi còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa sát với nhu cầu. Một số công đoàn cơ sở chưa thực sự chủ động trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, đôi lúc chưa kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực của mình, do đó chưa sát với nhu cầu của CNVCLĐ, chỉ tiêu tủ sách pháp luật tại các doanh nghiệp chưa đạt.
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, các cấp công đoàn cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật như: (1) Tiếp tục triển khai Nghị quyết 04bNQ-TLĐ về “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong CNVCLĐ; (2) Tổ chức quán triệt, tuyên truyền phổ biến những nội dung pháp luật mới ban hành, các quy định pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hoặc những vấn đề dư luận xã hội quan tâm; (3) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy vai trò của mạng xã hội, các phương tiện truyền thông, báo chí,…
Tiếp tục đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật phù hợp với CNVCLĐ từng loại hình công đoàn cơ sở gắn với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, kịp thời phát hiện mô hình điểm, cách làm mới, làm hay trong công tác tuyên truyền PBGDPL để từ đó nhân rộng, tạo phong trào chung; (4) Thường xuyên phối hợp với các cơ quan: Sở Lao động, thương binh - Xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với CNLĐ tại các doanh nghiệp.
LýThanh