LIÊN KẾT WEBSITE
Tham dò ý kiến
Bạn nhận xét thế nào về Trang thông tin điện tử Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Thuận ?
        CHÀO MỪNG 32 NĂM NGÀY TÁI LẬP TỈNH (01/4/1992-01/4/2024) VÀ 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH NINH THUẬN (16/4/1975-16/4/2024), GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2024)!
CÔNG ĐOÀN
Mã văn bản: 01 /CTr-LĐLĐ     Ngày ban hành: 22/04/2014     Nguồn: LĐLĐ
Nội dung văn bản

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH
NINH THUẬN
 

Số: 01 /CTr-LĐLĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc  


Ninh Thuận, ngày 22 tháng 4 năm 2014

 

CHƯƠNG TRÌNH

Thực hiện Chương trình nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp

của đoàn viên và người lao động

 

Thực hiện Chương trình số 1464/CTr-TLĐ ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Thuận xây dựng Chương trình thực hiện “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động” trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp công đoàn, người sử dụng lao động về trách nhiệm của mình trong việc tiếp tục tổ chức tốt phong trào học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động.

2. Tuyên truyền, vận động để đoàn viên và công nhân lao động thấy rõ việc học tập vừa là quyền lợi, vừa là yêu cầu đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, vừa là thực hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước.

3. Xây dựng xã hội học tập, từng bước trí thức hoá giai cấp công nhân, xây dựng giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH.          

1. Phối hợp với các ngành, các cơ quan có liên quan tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động tự giác học tập nâng cao trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp. Phát động, tổ chức phong trào học ngoại ngữ, tin học, chú trọng đối với công nhân lao động ở doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; vận động công nhân lao động tự học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

2. Phát động phong trào học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng tay nghề, bậc thợ; phối hợp cùng chuyên môn định kỳ tổ chức hội thi tay nghề, nâng bậc thợ, thi thợ giỏi.

3. Tuyên truyền, vận động để công nhân lao động chưa qua đào tạo nghề đang làm công việc giản đơn tại các doanh nghiệp được đào tạo nghề dưới hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp hoặc bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp phù hợp công việc đang làm.

4. Đẩy mạnh phong trào học tập tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

5. Tuyên truyền, vận động từ 60% trở lên số đoàn viên và người lao động nơi có tổ chức công đoàn tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng, nghề nghiệp.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP.

1. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động.

- Xây dựng kế hoạch khảo sát, đánh giá về thực trạng trình độ văn hoá, trình độ nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, tin học của người lao động.

- Phân loại trình độ, kỹ năng, nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động theo vùng miền, khu vực, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất kinh doanh để có giải pháp cụ thể cho từng đối tượng khác nhau.

2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động.

- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và Nghị quyết của tổ chức Công đoàn về công tác nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và công nhân lao động.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, hoạt động của tổ chức công đoàn, trên Trang tin điện tử Liên đoàn Lao động tỉnh và các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng xã hội học tập, giáo dục ý thức tự học cho công nhân lao động, đặc biệt là công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

- Tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động, bố trí thời gian, kinh phí cho công nhân lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

- Xây dựng điểm các mô hình thực hiện Chương trình nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động. Tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong tổ chức, thực hiện Chương trình nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động.

3. Tổ chức thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động về nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm, đối thoại với người sử dụng lao động, gắn nhiệm vụ nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân lao động. Đẩy mạnh phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi cho công nhân lao động tại các doanh nghiệp hàng năm.

- Đưa nội dung học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động vào nội dung nghị quyết hội nghị người lao động, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, là một trong các tiêu chí để bình xét thi đua hàng năm.

- Thương lượng, đàm phán để đưa nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp vào thoả ước lao động tập thể với những nội dung như: tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tổ chức các lớp học tại doanh nghiệp cho công nhân lao động.

4. Xây dựng các chương trình, kế hoạch phối hợp với các sở, ngành liên quan nhằm thực hiện Chương trình nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động giai đoạn 2013 – 2018:

Chủ động phối hợp với sở, ngành, đơn vị chức năng nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung Chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động giai đoạn 2013 – 2018”.

5. Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp” giai đoạn 2013 – 2018’’  của Chính phủ.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Đề án theo chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đơn vị liên quan để triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện Đề án, đánh giá kết quả theo từng năm, giai đoạn cụ thể.

6. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 4b/NQ-BCH ngày 06/01/2005 của BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa IX về “Công đoàn với nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp của CNVCLĐ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

- Tiến hành rà soát đánh giá lại kết quả thực hiện nghị quyết, thuận lợi, khó khăn, đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên và người lao động về sự cần thiết phải học tập, coi học tập là điều kiện tiên quyết để trở thành người lao động có tri thức, có văn hóa, có việc làm và thu nhập tốt hơn.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, các ngành, địa phương xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích và tạo động lực cho đoàn viên và người lao động học tập.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Liên đoàn Lao động tỉnh.

- Chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức, khảo sát, thống kê về thực trạng trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động trong toàn tỉnh để xây dựng kế hoạch chỉ đạo, triển khai chương trình trong toàn hệ thống.

-  Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo, triển khai Chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về dạy nghề cho công nhân lao động giai đoạn 2013 – 2018. Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động về Chương trình nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và CNVCLĐ.

- Phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức thực hiện chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên, CNLĐ; phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và những pháp luật liên quan trực tiếp đến người lao động, phối hợp với Sở Thông tin truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về chương trình.

- Các Ban, đơn vị trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ để tổ chức triển khai thực hiện chương trình.

- Hàng năm, tiến hành sơ kết, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, đề ra các giải pháp, chương trình cho năm sau và báo cáo kết quả thực hiện về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

2. Liên đoàn Lao động huyện, thành phố và Công đoàn ngành, Công đoàn Các khu công nghiệp.

-  Tăng cường bám sát công đoàn cơ sở, khảo sát, thống kê số liệu về thực trạng trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động; về nhu cầu công nhân lao động cần phải đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, tay nghề làm cơ sở để xây dựng kế hoạch tổ chức cho đoàn viên và người lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

- Tổ chức nhiều hình thức hoạt động phong phú nhằm khuyến khích, thu hút đoàn viên, công nhân lao động tích cực học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của bản thân.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung phối hợp với các Phòng Giáo dục và đào tạo, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội tuyên truyền, tổ chức các lớp học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, ngoại ngữ, tin học cho CNVCLĐ tại doanh nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường, cơ sở dạy nghề.

- Tuyên truyền, vận động công nhân lao động, đoàn viên công đoàn hăng hái tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp vì việc làm, chất lượng, năng suất, thu nhập của chính đoàn viên và người lao động.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 4b/NQ-BCH ngày 6/1/2005 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa IX), theo chỉ đạo hướng dẫn của Liên đoàn Lao động tỉnh.

-Tham mưu và đề xuất với cấp ủy, chính quyền đồng cấp và người sử dụng lao động hỗ trợ về tài chính và tạo điều kiện về thời gian để đoàn viên, người lao động được tham gia các chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, trình độ tay nghề.

- Hàng năm tiến hành sơ, tổng kết, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, đề ra các giải pháp, chương trình cho năm sau và báo cáo kết quả thực hiện về Liên đoàn Lao động tỉnh.

Trên đây là Chương trình hành động về việc nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh yêu cầu các cấp công đoàn triển khai tốt các nội dung trên.

 

Nơi nhận:

- ĐCT Tổng Liên đoàn ;

- Ban Tuyên giáo TLĐ;

- Ban Dân vận Tỉnh ủy;

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên

   thường  vụ LĐLĐ tỉnh;

- Các Ban LĐLĐ tỉnh.

- CĐ ngành, CĐ Các khu công nghiệp;

- LĐLĐ các Huyện, TP.

- Website Liên đoàn Lao động tỉnh

- Lưu VP.

TM. BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Kiều Đình Minh

 

 

CÁC VĂN BẢN KHÁC
Quay lại trang trước
Hiển thị kết quả trong 1-20 (of 777)
 |<  < 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10  >  >| 
Số/ Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Nhóm
224/LĐLĐ 15/04/2024 công văn
27/KH-LĐLĐ 12/04/2024 Kế hoạch
18/HD-LĐLĐ 05/04/2024 Hướng dẫn
17/HD-LĐLĐ 05/04/2024 Hướng dẫn
24/KH-LĐLĐ 04/04/2024 Kế hoạch
23/KH-LĐLĐ 04/04/2024 Kế hoạch
14/HD-LĐLĐ 01/04/2024 Hướng dẫn
20/KH-LĐLĐ 29/03/2024 Kế hoạch
19/KH-LĐLĐ 22/03/2024 Kế hoạch
55/BC-LĐLĐ 21/03/2024 Báo cáo
168/LĐLĐ 14/03/2024 công văn
17/KH-LĐLĐ 13/03/2024 Kế hoạch
15/KH-LĐLĐ 08/03/2024 Kế hoạch
10/HD-LĐLĐ 01/03/2024 Hướng dẫn
144/LĐLĐ 28/02/2024 công văn
140/LĐLĐ 23/02/2024 công văn
09/HD-LĐLĐ 21/02/2024 Hướng dẫn
44/BC-LĐLĐ 20/02/2024 Báo cáo
06/HD-LĐLĐ 29/01/2024 Hướng dẫn
05/HD-LĐLĐ 29/01/2024 Hướng dẫn
ÐON VỊ TRỰC THUỘC
Hệ thống QLVB & ĐH
Hệ thống QLVB và Điều hành E-Office
THÔNG BÁO - MỜI HỌP
384 khách
36363412 khách