LIÊN KẾT WEBSITE
Tham dò ý kiến
Bạn nhận xét thế nào về Trang thông tin điện tử Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Thuận ?
        CHÀO MỪNG 32 NĂM NGÀY TÁI LẬP TỈNH (01/4/1992-01/4/2024) VÀ 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH NINH THUẬN (16/4/1975-16/4/2024), GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2024)!
CÔNG ĐOÀN
Mã văn bản: 02/ KH-LĐLĐ     Ngày ban hành: 09/01/2012     Nguồn: LĐLĐ
Tải file đính kèm Nội dung văn bản

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNGTỈNH
NINH THUẬN

 

Số:   02/ KH-LĐLĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
         Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Ninh Thuận,, ngày   09  tháng 01 năm 2012

KẾ HOẠCH

Thực hiện phòng, chống tham nhũng của Công đoàncác cấp tỉnh Ninh Thuận năm 2012


         Thực hiện Kế hoạch số 15/KH-LĐLĐ ngày 19.10.2009 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Thuận Trển khai thực hiện nghị quyết số 21/NQ-CP, Ban hành chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020 và Định hướng của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng tỉnh Ninh Thuận.

Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Thuận xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham nhũng năm 2012, với nhiệm vụ trọng tâm như sau: 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Thực hiện phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên và  trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động và Công đoàn các cấp, nhằm ngăn ngừa, xử lý kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, làm lành mạnh quan hệ xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội.

Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp; vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài; phải xác định “phòng ngừa tham nhũng”là biện pháp chính, chủ đạo, cần phải kiên quyết thực hiện một cách quyết liệt, thực chất hơn. Xác định rõ “phòng” là chính, “chống” tham nhũng cũng là một bộ phận của “phòng ngừa”tham nhũng mà con người là yếu tố quan trọng nhất trong công tác phòng, chống tham nhũng. 

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN NĂM 2012

1. Công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống tham nhũng:

Công đoàn các cấp, các Ban của Liên đoàn Lao động tỉnh, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, các văn bản của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Thuận về phòng chống tham nhũng, cụ thể là: Tiếp tục quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2007; Nghị định số 120/2006 ngày 20.10.2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;  Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 05.10.2006 của Tỉnh uỷ Ninh Thuận về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá X); Chương trình hành động số 704/CTr-TLĐ ngày 26.4.2006 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chương trình hành động số 02/CTr-LĐLĐ ngày 03.4.2007 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về Công đoàn tỉnh Ninh Thuận thực hiện luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kế hoạch số 15/KH-LĐLĐ ngày 19.10.2009 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Thuận Trển khai thực hiện nghị quyết số 21/NQ-CP, Ban hành chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020.

Bằng nhiều hình thức đưa công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng trở thành nội dung sinh hoạt định kỳ của Công đoàn mỗi cấp. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo chuyển biến trong lề lối làm việc, phong cách ứng xử, đạo đức lối sống của mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ. Nâng cao nhận thức của Công đoàn các cấp trong công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn các cấp, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh các Quy định của tổ chức Công đoàn:

- Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Quy chế, Quy trình làm việc, quy trình công tác, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế văn hoá công sở; Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Công đoàn.

- Xây dựng và hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện khoán chi hành chính, từng bước tiến tới phân cấp ngân sách công đoàn cho Công đoàn cấp trên cơ sở, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, thực hiện chi trả lương, các chế độ đối với cán bộ chuyên trách Công đoàn qua tài khoản.

- Công khai minh bạch trong hoạt động cơ quan, thực hiện công khai các định mức, tiêu chuẩn, các chế độ liên quan đến tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin, liên lạc, chế độ hội họp, công tác. Minh bạch về tài sản, thu nhập đối với cán bộ công chức trong cơ quan, đơn vị, phù hợp với quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn, Nhà nước, của Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Công khai về thực hiện các chế độ tuyển dụng, tiếp nhận, luân chuyển, điều động, bố trí cán bộ. Quy định rõ chức trách của từng vị trí công tác ở mỗi cấp Công đoàn, của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trên cơ sở chức trách và nhiệm vụ được giao để đánh giá cán bộ, công chức hàng năm.

- Ban tổ chức tập huấn, Các Ban của Liên đoàn Lao động tỉnh, nghiên cứu, lồng ghép đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; tăng cường giáo dục liêm chính, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống công đoàn trong phòng ngừa, phát hiện xử lý tham nhũng.

3. Tăng cường công tác phòng, ngừa tham nhũng, xử lý vi phạm:

- Công đoàn các cấp xác định rõ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phòng chống tham nhũng là trách nhiệm của Ban Chấp hành, Ban thường vụ Công đoàn mỗi cấp, cần xây dựng kế hoạch kiểm tra việc triển khai thực hiện phòng, chống tham nhũng ở cấp mình và cấp dưới, ngăn ngừa phát sinh những sự vụ tham nhũng mới, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm đúng theo luật định.

Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn mỗi cấp có trách nhiệm giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp mình thực hiện kiểm tra, ngăn ngừa, phát hiện vụ, việc tham nhũng, kiến nghị xử lý kịp thời những vi phạm theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn và pháp luật. Củng cố tổ chức, nâng cao nghiệp vụ kiểm tra, phát huy hiệu quả hoạt động kiểm tra, nhằm góp phần thúc đẩy việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Điều lệ Công đoàn Việt nam; các quy định của luật pháp về phòng chống tham nhũng. Giải quyết và tham gia giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động.

- Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn các cấp tăng cường chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan xã, phường, thị trấn hoạt động có hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng ở cơ sở. Tạo điều kiện cho Ban Thanh tra nhân dân hoạt động đúng quy định của pháp luật. 

4. Công đoàn các cấp chủ động tham gia với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cùng cấp mở Hội nghị, Đại hội CNVCLĐ, Hội nghị người lao động đúng quy trình, đúng thời gian quy định, phát huy quyền dân chủ của CNVCLĐ, tổ chức cho CNVCLĐ tham gia có hiệu quả vào các hoạt động phòng chống tham nhũng. Phát động phong trào thi đua thực hiện phòng chống tham nhũng trong đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động, có tổ chức sơ kết, tổng kết khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống tham nhũng. Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, lợi dung quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, gây rối làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở kế hoạch thực hiện phòng, chống tham nhũng năm 2012 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh. Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố, Công đoàn ngành, Công đoàn Viên chức tỉnh, Công đoàn các khu Công nghiệp, căn cứ Điều kiện thực tế địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện phòng, chống tham nhũng của cấp mình và chỉ đạo cơ sở trực thuộc triển khai thực hiện.

Định kỳ 6 tháng và cuối năm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống tham nhũng ở cấp mình về LĐLĐ tỉnh qua Uỷ ban Kiểm tra  LĐLĐ tỉnh. 


Nơi nhận:

- UBND tỉnh;
- Ban Dân vận Tĩnh uỷ;
- BCĐ  PCTN tỉnh Ninh Thuận;
- Chủ tịch, phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh;
- LĐLĐ các huyện,  TP;
- Công đoàn ngành, CĐ Viên chức tỉnh;
- Các Ban của LĐLĐ tỉnh;
- Lưu VP, UBKT LĐLĐ tỉnh.

TM. BAN THƯỜNG VỤ
CHỦ TỊCH 

( đã ký)

 

Kiều Đình Minh

  

CÁC VĂN BẢN KHÁC
Quay lại trang trước
Hiển thị kết quả trong 1-20 (of 781)
 |<  < 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10  >  >| 
Số/ Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Nhóm
256/LĐLĐ 06/05/2024 công văn
21/HD-LĐLĐ 25/04/2024 Hướng dẫn
20/HD-LĐLĐ 25/04/2024 Hướng dẫn
29/KH-LĐLĐ 25/04/2024 Kế hoạch
238/LĐLĐ 22/04/2024 công văn
62/BC-LĐLĐ 22/04/2024 Báo cáo
19/HD-LĐLĐ 16/04/2024 Hướng dẫn
224/LĐLĐ 15/04/2024 công văn
27/KH-LĐLĐ 12/04/2024 Kế hoạch
18/HD-LĐLĐ 05/04/2024 Hướng dẫn
17/HD-LĐLĐ 05/04/2024 Hướng dẫn
24/KH-LĐLĐ 04/04/2024 Kế hoạch
23/KH-LĐLĐ 04/04/2024 Kế hoạch
14/HD-LĐLĐ 01/04/2024 Hướng dẫn
20/KH-LĐLĐ 29/03/2024 Kế hoạch
19/KH-LĐLĐ 22/03/2024 Kế hoạch
55/BC-LĐLĐ 21/03/2024 Báo cáo
168/LĐLĐ 14/03/2024 công văn
17/KH-LĐLĐ 13/03/2024 Kế hoạch
15/KH-LĐLĐ 08/03/2024 Kế hoạch
ÐON VỊ TRỰC THUỘC
Hệ thống QLVB & ĐH
Hệ thống QLVB và Điều hành E-Office
THÔNG BÁO - MỜI HỌP
244 khách
36610056 khách