LIÊN KẾT WEBSITE
Tham dò ý kiến
Bạn nhận xét thế nào về Trang thông tin điện tử Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Thuận ?
        Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2024.
CÔNG ĐOÀN
Mã văn bản: 16/HD-LĐLĐ     Ngày ban hành: 24/04/2012     Nguồn: LĐLĐ
Tải file đính kèm Nội dung văn bản

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH
NINH THUẬN 

Số: 16/HD-LĐLĐ 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

          Ninh Thuận, ngày 24 tháng 04 năm 2012

HƯỚNG DẪN
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH TẠI ĐẠI HỘI
CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2008-2013

           

            Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐVN về tổ chức Đại hội công đoàn các tiến đến Đại hội XI Công đoàn Việt Nam; Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh hướng dẫn đề cương báo cáo của Ban Chấp hành trình Đại hội công đoàn các cấp, theo những nội dung chủ yếu sau: 

Phần mở đầu

            Đánh giá khái quát tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, ngành trong nhiệm kỳ 2008-2013 tác động trực tiếp đến phong trào CNVCLĐ; đến tổ chức và hoạt động của công đoàn.

            Đại hội nhiệm kỳ 2013-2018 công đoàn các địa phương, ngành có nhiệm vụ kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2008-2013; xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong 5 năm tới (2013-2018); góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của địa phương, ngành. 

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG

VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN NHIỆM KỲ 2008-2013

I. TÌNH HÌNH CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG.

1. Tập trung phân tích, đánh giá về một số vấn đề chủ yếu của đội ngũ CNVCLĐ.

- Số lượng.

- Cơ cấu và chất lượng (cơ cấu, trình độ học vấn, nghề nghiệp, chính trị).

- Lao động và việc làm.

- Tiền lương, thu nhập và đời sống (vật chất, tinh thần).

- Nhà ở và điều kiện sống.

- Điều kiện làm việc.

- Quan hệ lao động, tranh chấp lao động và đình công.

- Tình hình tư tưởng, tâm trạng.

2. Đáng giá chung và biểu dương những thành tích của CNVCLĐ trong 5 năm qua. 

II. KẾT QỦA 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ……. CÔNG ĐOÀN.

Căn cứ mục tiêu, phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu; công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện do Nghị quyết Đại hội VIII Công đoàn tỉnh và Nghị quyết Đại hội Công đoàn các địa phương, ngành đề ra để kiểm điểm, phân tích và đánh giá những kết quả đạt được trong việc thực hiện từng nhiệm vụ; những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân hạn chế, yếu kém; rút ra những bài học kinh nghiệm.

Tuy nhiên, trước khi đánh giá kết quả từng lĩnh vực hoạt động cần nêu khái quát những thuận lợi, khó khăn trong nhiệm kỳ qua để làm rõ hơn những kết quả đạt được.

Cụ thể một số lĩnh vực hoạt động như sau: 

1. Về nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ.

Tập trung phân tích, đánh giá kết quả thực hiện về một số nội dung chủ yếu sau:

- Tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ.

- Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Đại hội CNVC; Hội nghị CBCC; Hội nghị NLĐ. Hướng dẫn, giúp đỡ công nhân, lao động giao kết Hợp đồng lao động.

- Đại diện tập thể người lao động đối thoại, thương lượng, ký kết và tổ chức thực hiện TƯLĐTT.

- Tham gia sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ CĐCS tham gia với người sử dụng lao động xây dựng thang bảng lương, định mức lao động.

- Tổ chức thực hiện việc thông tin, đối thoại, thương lượng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật của công đoàn.

- Tham gia thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ. Tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác bảo hộ lao động ở những ngành nghề, địa phương trọng điểm, doanh nghiệp có đông công nhân, lao động thường xuyên phải làm việc ở nơi có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Tham gia giải quyết việc làm, chăm lo đời sống cho CNVCLĐ thông qua hoạt động vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và từ các nguồn khác. Các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; các hoạt động xã hội, nhân đạo, tương thân, tương ái trong CNVCLĐ thông qua các Chương trình Quỹ “Mái ấm công đoàn”, Quỹ “Tấm lòng vàng”, … nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo trong CNVCLĐ và trong xã hội.

2. Về nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục. Triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Tập trung phân tích, đánh giá kết quả thực hiện về một số nội dung chủ yếu sau:

- Các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục của các phương tiện thông tin đại chúng của công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền về tổ chức công đoàn.

- Triển khai thực hiện: Chương trình hành động của LĐLĐ tỉnh, của địa phương, ngành thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa trong CNVCLĐ.

- Phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp trong CNVCLĐ để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự phát triển của địa phương, ngành. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; tổ chức các hoạt động VHVN-TDTT quần chúng tại cơ sở.

- Tham gia cải cách hành chính Nhà nước; thực hiện cải cách hành chính trong hệ thống tổ chức công đoàn. Vận động CNVCLĐ tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thực hiện trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với công tác tham gia xây dựng Đảng; giới thiệu công nhân ưu tú để Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp.

3. Về nhiệm vụ tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ.

Tập trung phân tích, đánh giá kết quả thực hiện về một số nội dung chủ yếu sau:

- Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, trọng tâm là phong thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, …. Sự phối hợp giữa các cấp công đoàn với các ngành, địa phương trong việc chỉ đạo thi đua; nhất là trong các đợt cao điểm.

- Thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng và Quy chế Thi đua, khen thưởng của công đoàn; nội dung và cách thức tổ chức thi đua, khen thưởng ở các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong CNVCLĐ.

4. Về nhiệm vụ tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn và đội ngũ cán bộ công đoàn.     

Tập trung phân tích, đánh giá kết quả thực hiện về một số nội dung chủ yếu sau:

- Phát triển tổ chức, tập hợp đông đảo CNVCLĐ trong các thành phần kinh tế gia nhập tổ chức công đoàn, gắn với việc củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các CĐCS đã có. Thực hiện Chương trình phát triển đoàn viên (giai đoạn 2008-2013).

- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của cơ quan công đoàn và xác định nội dung hoạt động.

- Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS; xây dựng “CĐCS Vững mạnh”.    

- Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

- Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn; công tác cán bộ nữ; cán bộ công đoàn chuyên trách ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đông đoàn viên; thực hiện việc bảo vệ cán bộ CĐCS và chế độ đối với cán bộ công đoàn.

5. Về nhiệm vụ kiểm tra.

- Đánh giá công tác kiểm tra của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và UBKT công đoàn các cấp.

- Công tác tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNVCLĐ.

6. Về nhiệm vụ vận động nữ CNVCLĐ.

Tập trung phân tích, đánh giá kết quả thực hiện về một số nội dung chủ yếu sau:

- Công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của công đoàn trong CNVCLĐ về công tác phụ nữ.

- Tham gia xây dựng, hoàn thiện, triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, chính sách nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ CNVCLĐ.

- Các hoạt động xã hội trong lao động nữ. Xây dựng và phát triển các nguồn vốn, quỹ giúp nhau làm kinh tế trong nữ CNVCLĐ.

- Tham gia các hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các ngành, địa phương.

- Tổ chức thực hiện trong nữ CNVCLĐ các phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập; phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các phong trào khác trong nữ CNVCLĐ.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ của công đoàn.

- Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ trong công tác vận động phụ nữ nói chung, nữ CNVCLĐ nói riêng.

7. Về nhiệm vụ tài chính.

Tập trung phân tích, đánh giá kết quả thực hiện về một số nội dung chủ yếu sau:

- Thực hiện công tác thu-chi, quản lý ngân sách công đoàn.

- Công tác kiểm tra, giám sát, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong công tác tài chính công đoàn.

8. Về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Tập trung phân tích, đánh giá kết quả thực hiện về một số nội dung chủ yếu sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức quán triệt, triển khai việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp trên phù hợp với đặc điểm cụ thể của mỗi ngành, địa phương và cơ sở.

- Việc xác định nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo thực hiện trong từng thời gian; tập trung tham gia giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của CNVCLĐ; khắc phục bệnh quan liêu, hành chính trong hoạt động công đoàn.

- Công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo điểm, tổng kết, xây dựng mô hình và đề ra các biện pháp thiết thực để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn.

III. HẠN CHẾ, KHUYẾT ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN.

1. Hạn chế, khuyết điểm.

- Những hạn chế, khuyết điểm trong việc thực hiện các chức năng của công đoàn.

- Những hạn chế, khuyết điểm trong việc thực hiện từng nhiệm vụ.

- Những hạn chế, khuyết điểm trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

2. Nguyên nhân.

- Nguyên nhân chủ quan của hạn chế, khuyết điểm.

- Nguyên nhân khách quan của hạn chế, khuyết điểm.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

- Kinh nghiệm trong vận dụng các chức năng công đoàn.

- Kinh nghiệm trong công tác tổ chức và cán bộ.

- Kinh nghiệm trong việc xác định nhiệm vụ, phương thức tổ chức hoạt động công đoàn.

- Kinh nghiện trong công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện.

ĐÁNH GIÁ CHUNG.

 

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ

CỦA CÔNG ĐOÀN NHIỆM KỲ 2013-2018

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TRONG TỈNH VÀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG, NGÀNH TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐOÀN VIÊN, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, CÔNG NHÂN, LAO ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN.

Dự báo một số tình hình trong tỉnh và địa phương, ngành và những thuận lợi, khó khăn có tác động trực tiếp đến đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động (sau đây gọi chung là đoàn viên và người lao động) và tổ chức công đoàn.

Về Thuận lợi.

- Những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế - xã hội sau 20 tái lập tỉnh cùng với những kinh nghiệm được đúc kết trong thời gian qua.

- Sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, những điều kiện để bảo đảm cho kinh tế - xã hội phát triển.

- Quá trình hội nhập của tỉnh nhà ngày càng sâu rộng sẽ tạo điều kiện để đội ngũ công nhân, công chức, viên chức và người lao động có cơ hội được nâng cao; có điều kiện tiếp cận với khoa học, công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến.

- Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng được hoàn chỉnh tạo môi trường pháp lý cho công đoàn thực hiện tốt vai trò, chức năng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Những kết quả hoạt động của công đoàn và phong trào CNVCLĐ trong những năm qua là những kinh nghiệm quý báu để tổ chức công đoàn tiếp tục làm tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong thời gian tới.

- Số lượng doanh nghiệp và công nhân, lao động ngày càng tăng lên là điều kiện thuận lợi để công đoàn vận động, tập hợp phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

Về Khó khăn.

- Quá trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển, đa dạng của các loại hình doanh nghiệp kéo theo sự phát triển và biến động của đội ngũ đoàn viên và người lao động trong các thành phần kinh tế.

- Vấn đề về việc làm, đời sống, thu nhập của đ ội ngũ đoàn viên và người lao động trong tỉnh chưa thật sự ổn định; thực thi quyền làm chủ và dân chủ ở cơ sở, nhất là ở doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa bảo đảm.

- Một bộ phận đoàn viên và người lao động chưa qua đào tạo sẽ dễ bị mất việc làm, thất nghiệp; điều kiện ăn, ở, sinh hoạt còn khó khăn; luật pháp, cơ chế, chính sách vẫn còn thiếu đồng bộ.

- Các thế lực thù địch trong và ngoài nước tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”.

- Bản thân tổ chức công đoàn chậm đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động; cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ CĐCS chủ yếu là kiêm nhiệm lại thường xuyên biến động.

- Kinh phí công đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động.

II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG ĐOÀN NHIỆM KỲ 2013-2018.

1. Về mục tiêu, phương hướng.

- Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định quan điểm, mục tiêu, phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm tới là: “Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng, chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phát huy giai trò của giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, cải thiện điều kiện nhà ở, làm việc, … để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân”.

- Trên cơ sở mục tiêu, phương hướng nêu trên, công đoàn các cấp căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng cùng cấp tiến hành xây dựng mục tiêu, phương hướng của tổ chức công đoàn trong nhiệm kỳ tới.

Mục tiêu, phương hướng phải thể hiện rõ trách nhiệm của đoàn viên và người lao động thuộc các thành phần kinh tế, tổ chức công đoàn trước thời cơ, thuận lợi cũng như những khó khăn, thử thách của địa phương, ngành để đạt được mục đích, yêu cầu nhất định.

2. Về khẩu hiệu hành động.

Nội dung khẩu hiệu hành động cần ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng phản ánh được những nội dung cơ bản của mục tiêu, phương hướng.

3. Về một số chỉ tiêu phấn đấu.

Xác định một số chỉ tiêu chủ yếu phấn đấu của tổ chức công đoàn trong nhiệm kỳ 2013-2018.

a. Nhóm chỉ tiêu riêng của tổ chức công đoàn.

- Phát triển đoàn viên;

- Phát triển tổ chức công đoàn;

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công đoàn;

- Cán bộ nữ;

- Xây dựng CĐCS Vững mạnh;

- Giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng.

b. Nhóm chỉ tiêu công đoàn tham gia thực hiện.

- Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;

- Ký kết Thỏa ước lao động tập thể;

- Giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;

- Nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp cho công nhân.           

4. Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

Căn cứ mục tiêu, phương hướng, chỉ tiêu và chức năng của tổ chức công đoàn để cụ thể hóa thành 6 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

4.1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nuớc, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

- Chủ động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến đoàn viên, người lao động và tổ chức công đoàn.

- Thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ đoàn viên, công nhân, công chức, viên chức và người lao động. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Hướng dẫn, tư vấn cho đoàn viên và người lao động giao kết và thực hiện hợp đồng lao động. Đại diện tập thể người lao động đối thoại, thương lượng, ký kết và tổ chức thực hiện TƯLĐTT.

- Chủ động tham gia sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công tự phát tại doanh nghiệp.

- Tích cực tham gia thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ.

- Đẩy mạnh các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; các hoạt động xã hội, tương thân, tương ái trong CNVCLĐ.

4.2. Tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên và người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đa dạnh hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức công đoàn, đoàn viên và người lao động; ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng là đoàn viên và người lao động ở doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện Chương trình hành động của công đoàn cấp trên và cấp mình thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; gắn với việc  “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Phát động và tổ chức trong đoàn viên và người lao động tham gia các phong trào “Học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp”, “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”, “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, …

- Tuyên truyền, vận động CNVCLĐ tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

- Thực hiện trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với công tác phát triển tổ chức Đảng trong các loại hình doanh nghiệp, giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú để Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng.

4.3. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động.

- Phát động, tổ chức và chỉ đạo thực hiện các phong thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chú trọng xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua.

- Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng của tổ chức công đoàn theo hướng thiết thực, hiệu quả, khắc phục bệnh thành tích và hình thức trong thi đua.

- Tăng cường sự phối hợp giữa công đoàn với các ngành trong việc chỉ đạo thi đua trong các đợt cao điểm.

4.4. Phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

- Xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển đoàn viên giai đoạn 2013-2018.

- Phát triển CĐCS và nghiệp đoàn gắn với việc củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các CĐCS đã có.

- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp theo hướng tập trung thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; đảm bảo bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tổ chức công đoàn.

- Tập trung chỉ đạo việc đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS; bảo đảm đúng thực chất về chất lượng của những CĐCS đạt tiêu chuẩn “CĐCS Vững mạnh”.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn xuất thân từ công nhân, cán bộ nữ và cán bộ công đoàn cấp cơ sở ở doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4.5. Công tác tài chính, công tác kiểm tra.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, công tác tài chính công đoàn theo đúng quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.

4.6. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động trong nữ đoàn viên và người lao động nữ.

- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giáo dục các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ, nhận thức trong đoàn viên và lao động nữ.      

- Chủ động đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới.

- Tiếp tục thực hiện phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp trong nữ đoàn viên và người lao động. Nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ nữ công và nâng cao chất lượng hoạt động của công tác nữ công và Ban Nữ công quần chúng của công đoàn các cấp, nhất là cấp cơ sở.

- Tổ chức tốt việc vận động xây dựng các quỹ xã hội của công đoàn, góp phần hỗ trợ nữ đoàn viên và lao động nữ phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

5. Về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai việc thực hiện.

- Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện trong từng thời gian, tránh dàn trải; tập trung tham gia giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của công nhân, công chức, viên chức và người lao động.

- Tăng cường công tác chỉ đạo điểm, tổng kết, xây dựng mô hình và đề ra các biện pháp thiết thực.

- Phát huy tính tích cực, sáng tạo của đội ngũ cán bộ công đoàn, trí tuệ của đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ trong hoạt động công đoàn.

- Nghiên cứu và thực hiện cải cách hành chính trong hệ thống tổ chức công đoàn.

KẾT LUẬN.

Phần này thể hiện ý chí, quyết tâm của Đại hội trong nhiệm kỳ mới.

 

Trên đây là những nội dung chủ yếu hướng dẫn xây dựng báo cáo của Ban Chấp hành trình Đại hội công đoàn các cấp; LĐLĐ tỉnh đề nghị LĐLĐ các huyện, thành phố, Công đoàn ngành, Công đoàn các khu Công nghiệp nghiên cứu vận dụng vào điều kiện cụ thể để xây dựng báo cáo cấp mình cho phù hợp và hướng dẫn CĐCS thực hiện./.      

           

 

Nơi nhận:                                       
- Chủ tịch, các Phó Chỉ tịch, các Ban LĐLĐ tỉnh;
- Các đ/c Ủy viên BCH LĐLĐ tỉnh;
- LĐLĐ huyện, Tp, CĐ ngành, CĐ các khu CN;
- Công đoàn Giáo dục huyện, thành phố;
- Website LĐLĐ tỉnh;
- Lưu: VP, TH.

                       TM. BAN THƯỜNG VỤ
                                CHỦ TỊCH 

 

                                      Đã ký 

 

                             Kiều Đình Minh

 

 

  

CÁC VĂN BẢN KHÁC
Quay lại trang trước
Hiển thị kết quả trong 1-20 (of 782)
 |<  < 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10  >  >| 
Số/ Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Nhóm
22/HD-LĐLĐ 10/05/2024 Hướng dẫn
259/LĐLĐ 09/05/2024 công văn
256/LĐLĐ 06/05/2024 công văn
21/HD-LĐLĐ 25/04/2024 Hướng dẫn
20/HD-LĐLĐ 25/04/2024 Hướng dẫn
29/KH-LĐLĐ 25/04/2024 Kế hoạch
238/LĐLĐ 22/04/2024 công văn
62/BC-LĐLĐ 22/04/2024 Báo cáo
19/HD-LĐLĐ 16/04/2024 Hướng dẫn
224/LĐLĐ 15/04/2024 công văn
27/KH-LĐLĐ 12/04/2024 Kế hoạch
18/HD-LĐLĐ 05/04/2024 Hướng dẫn
17/HD-LĐLĐ 05/04/2024 Hướng dẫn
24/KH-LĐLĐ 04/04/2024 Kế hoạch
23/KH-LĐLĐ 04/04/2024 Kế hoạch
14/HD-LĐLĐ 01/04/2024 Hướng dẫn
20/KH-LĐLĐ 29/03/2024 Kế hoạch
19/KH-LĐLĐ 22/03/2024 Kế hoạch
55/BC-LĐLĐ 21/03/2024 Báo cáo
168/LĐLĐ 14/03/2024 công văn
ÐON VỊ TRỰC THUỘC
Hệ thống QLVB & ĐH
Hệ thống QLVB và Điều hành E-Office
THÔNG BÁO - MỜI HỌP
206 khách
36785423 khách