LIÊN KẾT WEBSITE
Tham dò ý kiến
Bạn nhận xét thế nào về Trang thông tin điện tử Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Thuận ?
        CHÀO MỪNG 32 NĂM NGÀY TÁI LẬP TỈNH (01/4/1992-01/4/2024) VÀ 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH NINH THUẬN (16/4/1975-16/4/2024), GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2024)!
TIN TỨC & SỰ KIỆN
Quốc hội chính thức thông qua Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi)
28/11/2013
Với 486 phiếu của ĐBQH biểu quyết tán thành (chiếm 97,59%), Quốc hội đã chính thức thông qua bản Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi) vào sáng 28.11. “Đây là thời khắc lịch sử quan trọng. Mỗi vị ĐBQH đã thực hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân, thay mặt toàn dân quyết định thông qua bản Hiến pháp. Bản Hiến pháp này đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân”- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định.
Khẳng định nền tảng vững chắc của chính quyền nhân dân

Hiến pháp sửa đổi gồm 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992). Theo đánh giá của ĐBQH, bố cục của Hiến pháp như vậy là hợp lý, chặt chẽ và khoa học. Nội dung và kỹ ​thuật trình bày bảo đảm các quy định của Hiến pháp đúng tầm là đạo luật cơ bản, có tính ổn định lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khi trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội xem xét, thông qua đã cho biết: Đa số ý kiến tán thành với quy định về Nhà nước, quyền lực nhà nước và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước tại Điều 2 của Dự thảo. 

Có ý kiến đề nghị quy định “Nước CHXHCN Việt Nam là một nước dân chủ, do nhân dân làm chủ”; đề nghị bổ sung “khối đại đoàn kết toàn dân tộc” là nền tảng của quyền lực nhà nước. 

Ủy ban Dự thảo sủa đổi Hiến pháp (DTSĐHP) nhận thấy, quy định Nước CHXHCN Việt Nam do nhân dân làm chủ đã thể hiện rõ bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Điều 2 của Hiến pháp kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992 thể hiện bản chất của Nhà nước, đồng thời khẳng định nền tảng vững chắc của chính quyền nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 

Đây là vấn đề đã được thể hiện trong Cương lĩnh và thực tiễn hoạt động của Nhà nước; còn “đại đoàn kết toàn dân tộc” là một trong những động lực rất quan trọng để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước đã được thể hiện tại Điều 5, Điều 9 và các nội dung khác của dự thảo. Do đó, cần giữ Điều 2 như dự thảo. 

“Ủy ban DTSĐHP thấy rằng, nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực đã được xác định trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng và cũng là yêu cầu của nhân dân và xây dựng Nhà nước pháp quyền. Quy định “kiểm soát quyền lực” là một nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, là một vấn đề mới trong tổ chức quyền lực của Nhà nước ta. Nguyên tắc này đã được thể hiện trong các Chương V, VI, VII, VIII và IX của Dự thảo Hiến pháp. Đây là cơ sở hiến định để tiếp tục thể chế hóa trong các quy định của các luật có liên quan. Do vậy, tại Chương I chỉ nên quy định một cách khái quát nguyên tắc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước như đã thể hiện trong dự thảo”- Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nói.

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Đa số ý kiến của ĐBQH tán thành với quy định tại Điều 51 của dự thảo. Có ý kiến đề nghị quy định hoặc giải trình rõ hơn về “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” tại khoản 1; bổ sung quy định về “sở hữu toàn dân là nền tảng” vì chế độ sở hữu toàn dân có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của chế độ XHCN. 

“Ủy ban DTSĐHP thấy rằng, nội hàm khái niệm “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” đã được khẳng định trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng và đã được thể hiện cụ thể trong các nội dung quy định của Hiến pháp. Phạm trù “kinh tế nhà nước” là phạm trù khái quát, bao gồm nhiều nguồn lực, nhiều nội dung, trong đó có sở hữu toàn dân. Do đó, cần giữ quy định về nội dung này như trong dự thảo” – Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhấn mạnh. 

Về các thành phần kinh tế, đa số ý kiến ĐBQH tán thành với quy định như trong dự thảo. Tuy nhiên có ý kiến đề nghị bỏ quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” hoặc quy định cụ thể nội hàm của kinh tế nhà nước. Ủy ban DTSĐHP cho rằng, để bảo đảm định hướng XHCN của nền kinh tế nước ta thì việc quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là cần thiết, khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy định như vậy không ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường và vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế khác. 

Mặt khác, kinh tế nhà nước là một phạm trù rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nguồn lực, trong đó doanh nghiệp nhà nước chỉ là một trong nhiều yếu tố đó. Do vậy, Ủy ban DTSĐHP thấy rằng, không cần thiết phải quy định chi tiết về kinh tế nhà nước trong dự thảo. Việc xác định nội hàm kinh tế nhà nước sẽ được cụ thể trong các đạo luật liên quan.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định: “Với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, với trí tuệ và cách làm khoa học, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị nước ta đã tham gia xây dựng dự thảo Hiến pháp này. Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội thông qua lần này đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp tình hình thực tiễn và yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới”.

“Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

(Điều 10 Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28.11.2013)

Trích nguồn báo Lao động (LĐO)


CÁC TIN KHÁC
Quay lại trang trước
Hiển thị kết quả trong 1-8 (of 893)
 |<  < 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10  >  >| 
ÐON VỊ TRỰC THUỘC
Hệ thống QLVB & ĐH
Hệ thống QLVB và Điều hành E-Office
THÔNG BÁO - MỜI HỌP
227 khách
36207234 khách