LIÊN KẾT WEBSITE
Tham dò ý kiến
Bạn nhận xét thế nào về Trang thông tin điện tử Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Thuận ?
        Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước!         Cán bộ, đoàn viên, người lao động đẩy mạnh việc thực hiện "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" !         KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944-22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989-22/12/2024)!
CÔNG ĐOÀN TỈNH
Ninh Thuận: Hiệu quả thực thi quy chế giám sát, phản biện Công đoàn
25/12/2024
Sau 10 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, góp phần nâng cao vai trò giám sát, phản biện mang lại những lợi ích bảo vệ, chăm lo từ xa hiệu quả cho đoàn viên, người lao động.
     (Buổi làm việc của Đoàn giám sát tại Công ty Dsago - huyện Thuận Bắc)

      Tiếp nhận hơn 1.000 ý kiến qua giám sát, phản biện
    Theo ông Trần Văn Đông – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ninh Thuận, sau 10 năm triển khai Quyết định số 217-QĐ/TW đến nay hoạt động giám sát, phản biện xã hội Công đoàn đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao vị thế, vai trò, quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, của các đoàn thể chính trị - xã hội nói chung.
 
     Về công tác giám sát, thời gian qua các cấp Công đoàn Ninh Thuận đã chủ trì và tham gia giám sát 135 cuộc, tại 162 đơn vị, trường học, doanh nghiệp trên địa bàn. Nội dung giám sát tập trung vào các vấn đề về hợp đồng lao động, BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn, an toàn vệ sinh lao động, tiền lương, chi hỗ trợ Covid-19... Qua đó, đoàn giám sát của LĐLĐ tỉnh có 68 văn bản kiến nghị sau giám sát với 589 ý kiến kiến nghị. Đoàn giám sát cấp huyện có 75 văn bản kiến nghị sau giám sát với 485 ý kiến kiến nghị. Nhìn chung, các kiến nghị đề xuất đều được các đơn vị tiếp thu khắc phục, kiến nghị không thuộc thẩm quyền của các cấp Công đoàn được tổng hợp và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết thỏa đáng.
 
     Về công tác phản biện xã hội, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã tham gia phản biện đối với 157 văn bản dự thảo của tỉnh và trung ương. Nội dung phản biện tập trung vào các vấn đề về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, về tuổi nghỉ hưu, tình trạng trốn và chậm đóng BHXH; một số vấn đề khác nhằm tháo giỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động công …
 
      Đặc biệt là phối hợp với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với công nhân lao động trong tỉnh hàng năm. Phối hợp tổ chức hội nghị phản biện, tham gia ý kiến Dự thảo Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi với hơn 220 cán bộ đoàn viên và công nhân trực tiếp sản xuất trong các doanh nghiệp…
 
     Ngoài ra, theo chức năng, nhiệm vụ, LĐLĐ tỉnh đã tham gia đầy đủ các hội nghị phản biện do Ủy ban MTTQVN tỉnh chủ trì, triệu tập. 100% các văn bản, vấn đề các cấp đề nghị tham gia góp ý, phản biện, LĐLĐ tỉnh đều có văn bản trả lời theo đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.
 
      “Qua giám sát, phản biện xã hội, các cấp công đoàn đã phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, đời sống, lao động, việc làm của công nhân, viên chức, lao động và thực tế hoạt động, sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp đến cơ quan thẩm quyền. Đây cũng là kênh hữu hiệu để công đoàn phối hợp với các đơn vị liên quan có sự chỉ đạo giải quyết, bảo đảm thực hiện tốt các chế độ chính sách cho người lao động”- ông Đông nhấn mạnh.
 
      Tăng chế tài để phát huy hiệu quả giám sát, phản biện 
      Việc thực hiện các chương trình phối hợp giám sát, phản biện thời gian qua giữa công đoàn và các đơn vị đã huy động được sức mạnh, sự tham gia có trách nhiệm của nhiều ngành.Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn khá nhiều bất cập trong việc thực hiện vai trò giám sát của tổ chức Công đoàn. Đó là, phạm vi giám sát và phản biện xã hội rộng, yêu cầu cao, trong khi nguồn lực con người và điều kiện vật chất của các cấp công đoàn có hạn. Công tác phản biện mới tập trung ở việc tổng hợp các ý kiến tham gia của đoàn viên, CNVCLĐ vào các văn bản dự thảo theo yêu cầu, chưa tổ chức được nhiều hội nghị và tổ chức đối thoại trực tiếp nên hiệu quả chưa cao. Công tác giám sát pháp luật lao động, pháp luật công đoàn còn nhiều bất cập, chưa có chế tài trong thi hành kết luận giám sát nên hiệu quả giám sát đang bị hạn chế…
 
       Vừa qua Luật Công đoàn (sửa đổi) được Quốc hội thông qua. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để Công đoàn nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội trong tình hình mới. Theo Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Ninh Thuận, thời gian tới các cấp Công đoàn trong tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, CNVCLĐ tham gia giám sát, phản biện. Đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm của các ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp, người uy tín, tiêu biểu trong đoàn viên, CNVCLĐ và các chuyên gia các lĩnh vực trong việc tham gia các hoạt động giám sát, phản biện của tổ chức công đoàn. 
 
       Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có chiều sâu các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, MTTQ Việt Nam tỉnh về công tác giám sát, phản biện xã hội. Tăng cường, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Công đoàn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
                                                                                                        Hồng Vân
CÁC TIN KHÁC
Quay lại trang trước
Hiển thị kết quả trong 241-248 (of 513)
 |<  <  27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33 - 34 - 35 - 36  >  >| 
ÐON VỊ TRỰC THUỘC
Hệ thống QLVB & ĐH
Hệ thống QLVB và Điều hành E-Office
THÔNG BÁO - MỜI HỌP
271 khách
42868622 khách